logo
Hotline
Hotline
BỘ CHUYỂN ĐỔI THÔNG MINH(SMART TRANSMITTER)-LRV VÀ URV
TIN TỨC
Trang chủ > TIN TỨC >
DANH MỤC SẢN PHẨM
bo-hieu-chuan-ap-suat-va-nhiet-do-cam-tay

Bộ hiệu chuẩn áp suất và nhiệt độ cầm tay

thiet-bi-hieu-chuan-da-chuc-nang

Thiết bị hiệu chuẩn đa chức năng

dong-ho-ap-suat-chuan-bom-tay

Đồng hồ áp suất chuẩn & Bơm tay

cam-bien-ap-suat-muc-chat-long

Cảm biến áp suất, mực chất lỏng

thiet-bi-dieu-khien-ap-suat

Thiết bị điều khiển áp suất

thiet-bi-hieu-chuan-cho-may-bay

Thiết bị hiệu chuẩn cho máy bay

phan-mem-quan-ly-hieu-chuan

Phần mềm quản lý hiệu chuẩn

lo-nhiet-chuan

Lò nhiệt chuẩn

thiet-bi-do-cam-tay-ma-mv-a-v-rtd-tc-

Thiết bị đo cầm tay (mA, mV, A, V, RTD, TC,...)

Tư vấn trực tuyến
MrThưởng (0987.819.737) GE Druck
Mr. Thành (086.223.1515)
 BỘ CHUYỂN ĐỔI THÔNG MINH(SMART TRANSMITTER)-LRV VÀ URV

Sự xuất hiện của các thiết bị đo "thông minh" là một bước tiến lớn đối với đo lường trong công nghiệp. Các thiết bị này có tích hợp khả năng chẩn đoán, độ chính xác cao hơn (do hiệu chỉnh số cho cảm biến không tuyến tính) và khả năng có thể giao tiếp với máy chủ để báo cáo nhiều thông số khác nhau. Một sơ đồ khối của một transmitter áp suất (pressure transmitter) trông giống như thế này. 

Điều quan trọng ở đây cần chú ý đến là làm cách nào để hiệu chỉnh thiết bị này, và so sánh nó trong việc hiệu chỉnh đối với một transmitter áp suất tương tự.

Lưu ý là đối với bộ chuyển đổi tương tự (analog transmitter) thì cách điều chỉnh, hiệu chuẩn (calibration) chỉ là thực hiện cài đặt điểm "ZERO" và điểm " SPAN". Còn đối với trường hợp bộ chuyển đổi thông minh (smart transmitter). Chúng ta không chỉ đặt giá trị dưới và giá trị trên của dải đo, mà chúng ta có thể hiệu chỉnh các mạch chuyển đổi Tương Tự - Số (ADC) và Số - Tương tự (DAC) một cách độc lập. Điều này có nghĩa đối với kỹ thuật viên hiệu chuẩn thì quy trình hiệu chuẩn đối với bộ chuyển đổi thông minh (smart transmitter) sẽ phải thực hiện nhiều công việc hơn là đối với bộ chuyển đổi thuần tương tự (analog transmitter). Một sai lầm phổ biến đối với một số sinh viên và thậm chí là với một số kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm đó là sự nhầm lẫn giữa việc cài đặt dải đo (LRV và URV) và việc điều chỉnh hiệu chuẩn (calibration adjustments). Việc bạn cài đặt "Số" LRV của một transmitter áp suất từ 0.00 PSI đến URV 100.00 PSI không có nghĩa là nó sẽ chính xác tại mọi điểm trong dải đo đó. Ví dụ sau đây sẽ minh họa cho điều này. Giả sử chúng ta có một bộ chuyển đổi áp suất thông minh (smart pressure transmitter) với dải đo từ 0 đến 100 PSI và đầu ra tương tự của nó là 4-20mA, nhưng cảm biến áp suất của bộ chuyển đổi áp suất này bị sai sau nhiều năm hoạt động nên khi đặt áp suất 100 PSI vào thì tín hiệu chuyển đổi tương tự - số chỉ là 96 PSI. Giả sử Tranmitter đang hoạt động tốt và các phần khác đã được hiệu chuẩn chính xác thì tính hiệu đầu ra cũng bị lỗi:

Ở đây chúng ta thấy một Transmitter vẫn có thể bị sai mặc dù cả mạch chuyển đổi Analog - digital và cài đặt dải đo trong vi xử lý đã được hiệu chỉnh chính xác. Bộ vi xử lý " nghĩ" là áp suất đặt vào chỉ 96 PSI, và xuất tín hiệu đầu ra là 19,36 mA. Cách duy nhất để biết Transmitter không chính xác 100 PSI là đặt vào cảm biến một áp suất chuẩn 100 PSI và thấy rằng là tín hiệu phản hồi không chính xác. Bài học rút ra ở đây là cài đặt các điểm LRV và URV ở Transmitter không phải là cách để hiệu chuẩn chính xác một thiết bị đo. Vì lý do này, các thiết bị đo lường thông minh luôn cung cấp  phương pháp để tinh chỉnh mạch cả ADC và DAC để đảm bảo rằng vi xử lý luôn nhân được giá trị đặt vào chính xác và xử lý để chuyển tín hiệu đó thành tín hiệu dòng điện một chiều đầu ra một cách chính xác. Một cách thuận tiện để kiểm tra chuyển đổi ADC và DAC đó là giám sát quá trình xử lý biến quá trình đầu vào (PV) và tính hiệu tương tự (analog) đầu ra (AO) và so sánh tín hiệu đầu vào, đầu ra thực tế với các giá trị hiệu chuẩn tiêu chuẩn. Một thiết bị gia tiêp HART cung cấp một cái nhìn nội bộ để chúng ta có thể thấy được những gì mà bộ vi xử lý nhìn thấy. Ví dụ sau đây cho thấy một bộ chuyển đổi đo chênh áp (differential pressure Transmitter) có cảm biến (sensor) tức chuyển đổi tương tự - số (ADC) hiệu chuẩn bị lỗi: 
 

Ở đây, áp suất đầu vào tiêu chuẩn dùng để hiệu chuẩn cho Transmitter đo được bởi thiết bị đo áp suất chuẩn chỉ thị số là 25,00 áp suất cột nước (water column - WC). Một đồng hồ vạn năng (digital multimeter DDM) dùng để đo dòng điện đầu ra và giá trị đo được là 11,93 mA. Nhưng với dải đo từ 0 - 50 WC thì với áp suất 25 WC thì tín hiệu đầu ra đáng nhẽ phải là 12mA . Do đó Transmitter này đang bị lỗi. So sánh giá trị PV và AO tại bộ giao tiếp HART cầm tay với giá trị hiệu chuẩn tiêu chuẩn chúng ta thấy rằng giá trị đầu ra tương tự AO (11.93 mA) trùng với giá trị đo được thực tế tại đồng hồ vạn năng trong khi giá trị biến quá trình đầu vào PV (ở đây là áp suất đặt vào Transmitter) là 24,781 WC không trùng với giá trị của bộ đo áp suất hiển thị số. Điều này cho thấy lỗi hiệu chuẩn này nằm ở cảm biến đầu vào của Transmitter chứ không phải là ở quá chình chuyển đổi tín hiệu DAC đầu ra. Do đó cách để hiệu chuẩn chính xác Transmitter bị lỗi này là thực hiện tinh chỉnh sensor hay còn gọi là SENSOR TRIM. Ví dụ tiếp theo sau đây sẽ cho chúng ta thấy lỗi ở quá trình chuyển đổi tín hiệu Số - tương tự ADC trong một bộ chuyển đổi đo chênh áp (diferential pressure transmitter): 

Một lần nữa, đặt vào Transmitter một áp suất tiêu chuẩn 25 WC (áp suất cột nước) được đo bằng thiết bị đo áp suất chỉ thị số. Một đồng hồ vạn năng DMM chỉ thị số vẫn tiếp tục được dùng để đo tín hiệu dòng điện đầu ra và giá trị đo được là 11,93mA. Đối với dải đo của Transmitter từ 0 - 50 WC thì giá trị đầu ra phải là 12mA. nên chúng ta có thể biết được Transmiter này đang bị lỗi. So sánh giá trị biến quá trình đầu vào PV và giá trị dòng điện đâu ra AO trên bộ giao tiếp HART cầm tay với giá trị thực tế đo được tại đồng hồ đo áp suất chỉ thị số và đồng hồ vạn năng ta thấy giá trị biến quá trình đầu vào PV trùng với giá trị đo được bởi đồng hồ đo áp suất là 25WC trong khi đó giá trị đầu ra AO là 12,01 mA không trùng với giá trị thực tế đo được bằng đồng hồ vạn năng DMM. Điều này cho thấy lỗi này là lỗi ở quá trình chuyển đổi Số - tương tự (đầu ra) của Transmitter. Do đó để hiệu chuẩn chính xác transmitter này chúng ta cần thực hiện tinh chỉnh đầu ra hay còn gọi là OUTPUT TRIM. Lưu ý là cả hai trường hợp trên thì đều cần đến sự giao tiếp giữa bộ vi xử lý của Transmitter và bộ giao tiếp HART mới có thể được xác định được lỗi trên. Chỉ so sánh với áp suất và tín hiệu đầu ra tiêu chuẩn thì không đủ để chúng ta xác có thể xác định được lỗi bên trong Transmitter. Cho đến khi chúng ta có thể xem được các giá trị PV và AO của bộ vi xử lý chúng ta mới có thể xác định được lỗi hiệu chuẩn liên quan đến quá tình chuyển đổi ADC hay DAC hoặc có thể cả hai. Điều đáng buồn ở đây là tôi đã từng chứng kiến một số kỹ thuật viên đo lường dùng cách cài đặt LRV và URV như cách điều chỉnh ZERO và SPAN  trong Transmitter thuần tương tự để mà xử lý những lỗi này. Giải thích một số từ viết tắt có trong bài viết: LRV (Lower range value): Giá trị dưới của dải đo URV (Upper range value): Giá trị trên của dải đo PV (Process value): Giá trị Quá trình hay còn gọi là biến quá trình AO (Analog output) : Tín hiệu tương tự đầu ra ADC (Analog - Digital Convent): Chuyển đổi Tương tự - Số DAC (Digital - Analog convent): Chuyển đổi Số - Tương tự HART: Giao thức truyền thông HART HART COMMUNICATOR: Bộ giao tiếp HART DMM (Digital mutil meter): Đồng hồ vạn năng chỉ thị số

NGUỒN: (Instrumentation tool) 

 



    Các Tin khác
  + Ứng dụng của thiết bị nội soi công nghiệp (25/06/2022)
  + Danh sách công ty hiệu chuẩn đo lường (28/03/2018)
  + Tại sao dùng tín hiệu 4-20mA mà không dùng tín hiệu 0-20mA - cảm biến GE Druck (11/01/2018)
  + Tín hiệu 4-20mA truyền đi được bao xa - thiết bị cảm biến GE Druck (11/01/2018)
  + Cách kiểm tra áp suất bị hỏng - thiết bị cảm biến GE Druck (11/01/2018)
  + Tại sao phải sử dụng cảm biến chênh áp - thiết bị cảm biến GE Druck (11/01/2018)
  + Cách nối dây cảm biến áp suất với PLC - biến tần (11/01/2018)
  + Ứng dụng cảm biến đo mức chất lỏng (10/01/2018)
  + Cảm biến đo và phát hiện mức chất lưu (10/01/2018)
  + Đo áp suất - hiệu chuẩn áp suất (10/01/2018)
  + Cảm biến đo mức chất lỏng - Thiết bị hiệu chuẩn GE (10/01/2018)
  + Các loại cảm biến đo mức chất lỏng (10/01/2018)
  + Ứng dụng đồng hồ đo áp suất - Thiết bị hiệu chuẩn GE (28/12/2017)
  + Kết nối đồng hồ đo áp suất trong các nhà máy bia, dược - GE Druck (28/12/2017)
  + NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LỰA CHỌN ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT - GE DRUCK (28/12/2017)
  + Các loại van công nghiệp - Thiết bị hiệu chuẩn GE (28/12/2017)
  + ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT - Thiết bị hiệu chuẩn áp suất GE (28/12/2017)
  + Hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất - thiết bị hiệu chuẩn áp GE (28/12/2017)
  + Quy trình hiệu chuẩn đồng hồ áp suất - thiết bị hiệu chuẩn áp suất GE (28/12/2017)
  + Thế nào là hiệu chuẩn thiết bị đo áp suất (28/12/2017)
Quý khách để lại email để được tư vấn, khuyến mại và lấy báo giá Hotline Hotline
VỀ CHÚNG TÔI
Giới thiệu Giới thiệu
Chứng chỉ chất lượng Chứng chỉ chất lượng
Câu hỏi về chúng tôi Câu hỏi về chúng tôi
Chính sách
Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ kỹ thuật
Chính sách đại lý Chính sách đại lý
Chính sách bảo hành Chính sách bảo hành

N.I.VINA Co., Ltd.
Address: Cell DV3-2.10, 2nd floor, CT2&3 Building, Dream Town urban area, 70th Street, Tay Mo ward, Nam Tu Liem District, Hanoi City, Vietnam
Tel: (+84)-24-3212-3727 - Fax: (+84)-24-3212-3728

Address: VP Ho Chi Minh: Office Building No. 18, A4 Street, Ward 12, Tan Binh District. Ho Chi Minh City

Hotline098 781 9737 / 086 223 1515

Email: bmc11@nivina.com.vn 

Web: www.nivina.vn


© Copyright 2009 - 2025 All rights reserved.   Đang Online: 3 Hôm nay: 81 Trong tuần: 304 Trong tháng: 2531    Tổng: 3343800
FacebookGoogle Plus Twitter Twitter